Nội dung chính
Bảo vệ đàn vật nuôi trước thời tiết lạnh giá
Thời tiết đang bước vào thời tiết thu đầu đông, không khí chuyển lạnh đi kèm với nhiều đợt mưa phùn, rét đậm vào những tháng cuối năm làm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và sức đề kháng của đàn vật nuôi, tạo điều kiện thuận lợi có các mầm bệnh phát triển: lở mồn long móng, dịch tả lợn, cúm gia cầm, lợn tai xanh và các bệnh liên quan tới đường hô hấp,…Dể tăng cường sức đề kháng cũng như hệ miền dịch của đàn gia cầm gia súc trong thời điều kiện thời tiết không thuận lợi đồng thời phát triển đàn gia súc gia cầm người nông dân cần cần chú ý thực hiện:
Chuẩn bị chuồng trại bảo vệ đàn vật nuôi trước thời tiết lạnh giá
Trang bị chuồng trại có mái che và hệ thống chắn gió đảm bảo hạn chế gió lùa và không bị mưa tạt và nền chuồng cần giữ khô ráo và sạch sẽ. Thường xuyên thay chất đồn nền chuồng. Cần dự trữ chất đốt như củi, mùn cưa, trấu để sưởi ấm cho đàn gia cầm khi không có hệ thống sưởi ấm tự động.
Chăm sóc và nuôi dưỡng
Trong những ngày thời tiết khắc nhiệt vật nuôi cần nhiều năng lượng hơn để chống chịu với các rét vì vậy cần bổ sung thêm khẩu phần ăn đối với những gia súc có tình trạng sức khỏe bình thường và khẩu phần đặc biệt với những vật nuôi trong giai đoạn sinh sản, ốm yếu hoặc đang có sức khỏe kém.
Đối với trâu bò
Thực hiện các biện pháp dữ trữ thức ăn nhất là rơm rạ khô, cỏ khô, thức ăn ủ chua, rơm ủ ure,… Các loại thức ăn có tinh bột phơi khô như sắn rừng, bắp, cám gạo, các khoáng và vitamin để cung cấp cho gia súc những ngày rét. Tăng cường chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng; trâu, bò già, yếu; gia súc non cần có chế độ nuôi dưỡng phù hợp để tăng cường phòng chống rét và dịch bệnh.Không thả rông trâu, bò trong rừng, núi; phải chủ động đưa trâu, bò về chỗ nuôi nhốt, trong chuồng kín gió, nền chuồng khô ráo, sưởi ấm vào ban đêm; mặc áo chống rét bằng bao tải gai, bao tải dứa để giữ ấm cho trâu bò.Không cho trâu, bò làm việc, chăn thả ngoài trời khi nhiệt độ dưới 12 độ C. Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho trâu, bò theo quy định như: Tụ huyết trùng, Lở mồm long móng …

Đối với lợn
Chuồng trại cần vệ sinh hàng ngày đảm bảo sạch sẽ khô ráo, không để đọng phân nước thải trong chuồng. Làm chuồng úm đối với heo mẹ và heo con mới sinh. Không cọ rửa chuồng trại bằng nước đối với những ngày thời tiết dưới 12 độ Cho heo ăn uống và bổ sung thêm Vitamin tổng hợp và men tiêu hóa. Tăng khẩu phần ăn cân bằng dinh dưỡng với từng đối tượng lợn. Định kỳ phun thuốc khử trùng, tiêu độc bằng các loại hoá chất như: Virkon, Han-Iodine, Benkocid, vôi bột … Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng các bệnh cho đàn lợn như: Dịch tả lợn, tai xanh, lở mồm long móng …

Đối với gia cầm
Chuẩn bị đầy đủ bạt che chắn chống gió lùa, bổ sung thêm các loại bóng đèn sưởi trong những ngày rét đậm rét hại. Không thả gà ra vườn vào những ngày trời rét mưa ẩm.
Đảm bảo thức ăn đầy đủ dinh dưỡng cho từng giai đoạn của gia cầm. Cho uống đủ nước sạch ấm và bổ sung thêm đường Gluco, các loại Vitamin tổng hợp, men tiêu hoá để nâng cao khả năng chống bệnh cho gà.

Về chế độ chăn thả
Những ngày nhiệt độ ngoài trời hạ xuống dưới mức 15 độ hạn chế thả trâu bò, cho vật nuôi ăn tại chuồng. Khi nhiệt độ giảm xuống dưới mức 12 độ cần mặc áo chống rét cho trâu bò nhất là trâu bò già và bê nghé. Chỉ thả trâu bò ra ngoài khi đã tan sương, có nắng. Che chắn chuồng trại cẩn thận đặc biệt là vật nuôi non.
Chủ động phòng bệnh cho vật nuôi
Cần áp dụng quy trình chăn nuôi phù hợp tùy thuộc vào quy mô; tiêm phòng một số loại vắc xin cần thiết cho vật nuôi như: đối với gia cầm (cúm gia cầm, niu cát xơn…); lợn (lở mồm long móng, tụ huyết trùng, dịch tả lợn); dê, cừu (lở mồm long móng, nhiệt thán); trâu, bò (lở mồm long móng, nhiệt thán, tụ huyết trùng). Ngoài ra, cần đẩy mạnh công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại; hàng ngày theo dõi tình trạng đàn vật nuôi để phát hiện, xử lý kịp thời những vật nuôi có dấu hiệu bất thường do đói rét, dịch bệnh. Kiểm tra, theo dõi sức khỏe đàn vật nuôi Hàng ngày bà con cần theo dõi sức khỏe của đàn vật nuôi và có chế độ chăm sóc và điều trị kịp thời khi con vật ốm. Phát hiện sớm khi vật nuôi bị một số bệnh nguy hiểm như: tai xanh, lở mồm long móng, cúm gia cầm… phải báo ngay cho chính quyền địa phương và cán bộ thú y biết để xử lý kịp thời.
Ngoài các biện pháp đã thực hiện như trên, cần theo dõi thường xuyên tình trạng đàn vật nuôi để phát hiện, xử lý kịp thời khi đàn vật nuôi có biểu hiện ảnh hưởng do đói, rét, dịch bệnh. Nắm được thông tin cập nhật mới nhất để có kế hoạch dự trữ thức ăn cũng như chăn thả đối với đàn gia súc gia cầm
Cập nhật các thông tin về chăn nuôi tại: https://kienthucchannuoi.vn/
Các thiết bị lắp đặt và sưởi ấm cho chuồng trại tại: https://channuoithuy.com.vn/