Nội dung chính
Bão Noru cần làm gì để đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi?
Công tác phòng chống, chăm sóc, bảo vệ cho vật nuôi trong mùa mưa lũ là hoạt động cần thiết, quan trọng và có tính ưu tiên cao nhằm bảo vệ an toàn duy trì hoạt động bình thường cho vật nuôi:
1.Trước khi bão Noru tới người dân cần lưu ý:
Thường xuyên cập nhật thông tin về cơn bão trên các phương tiện truyền thông đại chúng của Trung ương và địa phương sinh sống, tích cực chăm sóc đàn vật nuôi để tăng sức khỏe sức đề kháng của vật nuôi chống chọi với thời tiết mưa bão sắp tới. Có biện pháp khắc phục và phục hồi lại những tốn thất của bão lũ và dịch bệnh gây ra sau cơn bão. Thống kê lại số lượng đàn vật nuôi hoa màu theo quy định để nắm được thông tin thiệt hại theo quy định.

Đối với những vùng ven núi, có nguy cơ ngập lụt khi bão đổ bộ:
- Không làm chuồng trại vật nuôi gần các khu vực có nền đất yếu, bờ sông suối, hoặc ven các sườn đồi để tráng tình trạng sạt lở, lũ quét lũ ống xảy ra trong thời tiết mưa lớn và gió mạnh. Cần chủ động làm nền đất cao cho chuồng trại, vững chắc, tránh lũ mà có rèm che chắn để tránh mưa tạt gió lùa ảnh hưởng trực tiếp tới vật nuôi.
- Thực hiện kiểm tra chuồng trại, gia cố và giằng chống chuồng trại đảm bảo an toàn trước gió giật mạnh. Nếu chuồng trại lợp bằng lá, tôn, ngói xi măng chưa kiên cố thì có thế gia cố lại mái bằng kẹp sắt, bao cát để tránh gió cuốn bay mái khi bão xảy ra.
- Thức ăn: làm sàn kê cao cho thức ăn để tránh tiếp xúc với nước ấm ướt hư thức ăn, căn cứ vào số lượng vật nuôi, lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày để có kế hoạch dự trữ thức ăn tối thiểu 15 ngày cho vật nuôi.
- Nước sạch: dự trữ nước sạch, kiểm tra lại hệ thống cấp nước, đảm bảo nguồn nước dự phòng cho những ngày bão.
- Kiểm tra, khai thông hệ thống thoát nước của chuồng trại cũng như hệ thống nước thải, nước mưa, nơi chứa chất thải để hạn chế ô nhiễm môi trường khi mưa to ngập lụt.
Đối với những vùng ngập lụt
- Những nơi có khả năng sạt lở, lũ lụt kéo dài cần có phương án di dời đàn vật nuôi tài sản tới nơi an toàn lên các vùng đất cao vững chắc có chuồng che chắn cẩn thận, dự trữ đầy đủ thức ăn nước uống. Sử dụng các thiết bị di động để đảm bảo cho các con giống, các lò ấp trứng, vật nuôi không bị lạnh đảm bảo thiệt hại thấp nhất sau lũ.
- Thực hiện việc tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin phòng ngừa bệnh cho vật nuôi theo hướng dẫn của địa phương. Tăng cường khẩu phần ăn và chăm sóc dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng của vật nuôi.
- Rà soát và đánh giá hiện trạng vật nuôi, xuất bán vật nuôi khi đã đến tuổi, trọng lượng xuất bán, hướng dẫn giảm đàn trước khi bão lũ xảy ra.
2. Trong và sau khi bão đến
Trong mưa bão, lụt
- Thường xuyên kiểm tra, theo dõi thời tiết, kiểm tra tình hình chuồng trại, sức khỏe vật nuôi để có phương án chăm sóc cần thiết
- Dời đàn vật nuôi lên chỗ cao hơn nếu chuồng trại có dấu hiệu ngập úng bằng các dụng cụ như ghe, thuyền, thúng nhưng phải đảm bảo an toàn cho tính mạng và sức khỏe con người
- Làm lều tạm cho vật nuôi tránh bão khi nơi ở hiện tại bị ngập úng, cần có biện pháp an toàn rèm che tránh gió lùa, hệ thống sưởi ấm

Sau mưa bão lũ
- Thức ăn nước uống: sau lũ lụt, nguồn thức ăn, nước uống cho gia súc, gia cầm có thể bị ẩm mốc hoặc ô nhiễm hư hỏng do nguồn nước quét qua. Các nguồn thức ăn tự nhiên như đồng cỏ cũng bị ô nhiễm do nguồn nước nơi khác chảy qua, bùn đất bám trên cỏ ảnh hưởng tới sức khỏe vật nuôi. Do vậy sau cơn bão vật nuôi cần được chăm sóc chu đáo, không bị bỏ đói, không cho ăn những thức ăn đã ẩm mốc, kém chất lượng. Đối với những vật nuôi bị ảnh hưởng do bão cần có chế độ chăm sóc đặc biệt bổ sung nguồn thức ăn giàu chất dinh dưỡng tăng cường quá trình phục hồi.
- Vệ sinh môi trường: khi nước rút cần tiến hành vệ sinh, khử trùng bằng vôi bột, hóa chất và chất tiêu độc khu vực chăn nuôi trước khi đưa vật nuôi trở lại chuồng. Thu gom rác thải, xác các động vật bị ảnh hưởng do bão, thu gom xử lý xác bằng cách chôn lấp tiêu hủy sử dụng thuốc sát trùng chuyên dùng để tránh lây lan những mầm bệnh ra bên ngoài.
- Quản lí vật nuôi: thực hiện tốt chăm sóc vật nuôi, kiểm soát vật nuôi. Tuyệt đối không chăn thả vật nuôi tại những nơi thuộc khu vực ô nhiễm, tăng cường triển khai giám sát đàn vật nuôi để nhanh chóng phát hiện ra các trường hợp mắc bệnh.
- Kiểm tra lại hệ thống chuồng trại sau bão nứt gãy, lốc mái, hệ thống ăn uống của gia súc để đảm bảo vận hành chăn nuôi sau này đảm bảo
- Tuyên truyền, hướng dẫn người dân khai báo khi đàn vật nuôi có dấu hiệu mắc bệnh để được cán bộ chuyên môn xử lý tránh tình trạng lây lan ra vật nuôi khác, khoanh vùng ổ dịch để theo dõi và có biện pháp xử lý.
Để hạn chế tối đa thiệt hại sau khi cơn bão đi qua người dân cần tuân thủ những thông báo của trung ương và địa phương và cập nhật những kiến thức có liên quan tới chăn nuôi mới nhất tại: kienthucchannuoi.vn