Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá khả năng ức chế virus dịch tả heo châu Phi (ASF) của 9 đơn chất có nguồn gốc thảo dược gồm: glycyrrhizin, berberine, emodin, ellagic acid, methyl gallate, caffeic acid, kaempferol, baicalein và naringenin.
Nguồn gốc của dịch tả heo châu phi.
Dịch tả heo châu Phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, vi rút gây bệnh trên heo nhà và heo rừng, không gây bệnh cho người và các loài động vật khác. Bệnh lây lan nhanh, tỉ lệ chết lên đến 100%. ASF xuất hiện ở Việt Nam vào đầu năm 2019, sau đó lan rộng ra khắp các tỉnh thành trên cả nước. Hiện nay, thế giới vẫn đang trong giai đoạn sản xuất vắc xin để phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị bệnh này. Trước đây, những đề tài liên quan đến các chất liên quan đến vi rút chưa được quan tâm nhiều. Nghiên cứu này nhằm khảo sát và tìm hướng ứng dụng các hoạt chất có nguồn gốc từ tự nhiên, cụ thể là các dược liệu có sẵn của y học dân gian. Những đơn chất kể trên có tiềm năng ức chế một hoặc một số loại vi rút khác nhau nhưng chưa được nghiên cứu trên vi rút ASF.
Thông kê chi tiết số liệu đã tiêm vaccin tả heo châu phi:https://kienthucchannuoi.vn/tiem-vac-xin-dich-ta-heo-chau-phi/

Chi tiết trong nghiên cứu dịch tả heo châu phi.
Nội dung nghiên cứu nhằm xác định sự ổn định của chủng vi rút dịch tả heo châu phi ASF; xác định khả năng gây độc tế bào có nguồn gốc thảo dược và xác định khả năng ức chế vi rút ASF của các đơn chất có nguồn gốc thảo dược.

Nghiên cứu sử dụng phản ứng real time – PCR nhằm tách chiết RND/DNA được thực hiện theo quy trình của kit chiết tách. Để đánh giá khả năng gây độc tế bào, tế bào PAM được thu hoạch từ heo hoặc được phục hồi sau một thời gian bảo quản. Trải qua các bước nuôi dưỡng và thêm các đơn chất, tế bào PAM khi bị độc có biểu hiện vỡ màng tế bào. Vi rút ASF được ủ với đơn chất thí nghiệm theo từng mức nồng độ khác nhau với tỉ lệ 1:1, sau đó, chúng được theo dõi và đánh giá khả năng ức chế dựa vào số lượng cụm ngưng kết hoa hồng được hình thành. Hiệu giá virus được xác định qua giá trị HAD50 sau 5 – 7 ngày gây nhiễm.
Chủng vi rút ASF sau thời gian bảo quản vẫn đạt sự ổn định, thể hiện giá trị Ct giao động từ 15,13 đến 15,33. Tế bào PAM đã được sử dụng để thử nghiệm độc tính của một số đơn chất. Nghiên cứu đã tìm ra một số chất ức chế vi rút ASF ( tả heo châu phi) ở các mức độ khác nhau.
Nguồn: Bùi Trần Anh Đào và ctv – Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y tập XXVIII số 7 -2021
- Các bài viết về kiến thức chăn nuôi thú y tại https://kienthucchannuoi.vn/
- Dụng cụ và thiết bị chuồng trại tại: https://channuoithuy.com.vn/